Vôi hóa khớp gối chữa ra sao?

Khuân vác vật nặng, khom lưng quá lâu,… cũng là nguyên nhân khiến khớp gối chịu nhiều áp lực và dễ bị tổn thương, từ đó dẫn đến tình trạng đau nhức và lâu ngày dẫn đến đau khớp gối, thoái hóa khớp gối, vôi hóa khớp gối.


Hạn chế những chấn thương vùng khớp gối ra sao?


Chấn thương vùng khớp gối khiến khớp gối bị tổn thương, dẫn đến nguy cơ vôi hóa khớp gối cao hơn. Vì thế trong cuộc sống hàng ngày bạn nên chú ý và cẩn trọng những va chạm ở khớp gối nhé.

Tập thể dục, thể thao

Những bài tập thể dục nhẹ nhàng đều đặn hàng ngày có thể giúp nâng cao sức khỏe, tăng cường hệ cơ xương khớp một cách hiệu quả. Các động tác rèn luyện khớp gối hay môn bơi lội là sự lựa chọn đúng đắn để giúp bạn phòng bệnh vôi hóa khớp gối.



Khám sức khỏe định kỳ

Khám sức khỏe định kỳ giúp người bệnh sớm phát hiện những tổn thương ở xương khớp và có biện pháp khắc phục kịp thời.

Điều trị vôi hóa khớp gối

Vôi hóa khớp gối là bệnh lý thuộc thoái hóa khớp vì thế không có thuốc điều trị riêng biệt mà chỉ có thể điều trị theo triệu chứng của bệnh.

Phương pháp điều trị vôi hóa khớp gối như sau:


Nếu người bệnh có cân nặng vượt quá tiêu chuẩn, giảm cân là một biện pháp hợp lý nhất giúp xương khớp giảm bớt áp lực. Từ đó giảm thiểu được những cơn đau.

Điều trị bằng thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm không chứa steroid nhằm giảm các triệu chứng đau nhức khớp gối ở người bệnh. Tuy nhiên, bệnh nhân lưu ý không tự ý dùng các thuốc mà phải được sự chỉ định của bác sĩ.

Kết hợp bổ sung các hoạt chất sinh học cần thiết cho xương khớp nhằm tăng cường dịch khớp, giảm ma sát, phục hồi sụn khớp, làm chậm quá trình thoái hóa và giúp hồi phục khớp xương.

Kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại trong điều trị bệnh vôi hóa khớp gối để giảm đau bằng các liệu pháp châm cứu, xoa bóp, vật lý trị liệu, thực hiện bài tập phục hồi xương khớp, tập yoga để giảm đau do gai vôi. Ngoài ra, người bệnh nên xây dựng thời gian nghỉ ngơi hợp lý và chườm đá giảm sưng đau tại nhà.


Hy vọng bài viết trên có thể cung cấp thêm những thông tin hữu ích. Chúc bạn có thêm sức khỏe và nhiểu niềm vui trong cuộc sống.

Đau sau gáy, đỉnh đầu chữa thế nào?

Những người có tiền sử về hội chứng đau vai gáy thì cũng có thể chèn ép lên các dây thần kinh làm tê chân tay. Nhất là ở những người lao động nặng, hoạt động tay chân thường xuyên, thời gian nghỉ ngơi hạn chế và phụ nữ trong gian đoạn mãn kinh.


Biểu hiện đau sau gáy, đỉnh đầu có kèm theo tê chân tay có thể là do hội chứng đau vai gáy gây nên, tuy nhiên cũng có một số nguyên nhân khác đặc biệt là những bệnh xương khớp cột sống cổ. Một số loại bệnh lý có thể gây ra đau vai gáy, đỉnh đầu như thoái hóa cột sống cổ, gai dốt sống cổ, giãn dây chằng, thoát vị đĩa đệm,… Hoặc đơn giản cũng có thể là do tư thế làm việc, nghỉ ngơi, ngủ của bạn không hợp lý gây nên đau nhức.

Còn nếu các biểu hiện của tê chân tay thì thường nguyên nhân do dây thần kinh bị chèn ép. Các bệnh lý về xương khớp liên quan cũng có thể chèn ép các dây thần kinh gây nên tê chân tay, để lâu ngày có thể làm tê các chi, khó vận động.


Biện pháp giảm đau


Đối với trường hợp này, bạn nên đi khám chuyên khoa để bác sĩ chẩn đoán và đưa ra kết luận chính xác nhất về tình trạng bệnh cũng như có các biện pháp xử lý, chữa trị kịp thời.

Nếu chưa thể đi khám ngay hoặc trong thời gian chờ khám bạn có thể sử dụng các phương pháp giảm đau nhanh như dùng thuốc giảm đau không cần kê đơn có bán tại các quầy thuốc, châm cứu để giảm đau, chườm lên vùng bị đau, mát xa nhẹ nhàng vùng cổ mỗi khi bị đau để hạn chế những cơn đau.

Hoặc bạn cũng có thể sử dụng một số bài thuốc đông y như uống nước gừng ấm, dùng lá ngải cứu giảm đau, lá lốt,… để nhanh chóng loại bỏ những cơn đau, tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường.

Trên đây là một số thông tin về nguyên nhân gây ra biểu hiện đau sau gáy, đỉnh đầu và tê chân tay. Bạn nên nhanh chóng đi khám để tránh những biểu hiện xấu hơn, nguy hiểm hơn có thể gặp phải.

Hy vọng bài viết có thể cung cấp thêm cho bạn đọc những thông tin bổ ích, chúc bạn có thêm sức khỏe và nhiểu niềm vui trong cuộc sống.

Gout hay xuất hiện ở đâu trên cơ thể?

Sở dĩ có sự hình thành acid uric và gây ra các cơn đau bệnh gout là do lượng thức ăn chứa quá nhiều đạm dư thừa gây quá tải cho thận và hình thành nên các tinh thể urat. 


Bệnh gout đã xuất hiện từ thời xa xưa và có tên gọi khác là bệnh thống phong. Căn bệnh này thường gặp ở độ tuổi trung niên và đối tượng nam giới chiếm tỉ lệ bệnh nhiều hơn nữ. Khi bị gout, do rối loạn chuyển hóa purin mà hình thành nên các tinh thể muối urat tại các khớp xương vì vậy sẽ tạo nên các cơn đau ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Khi bị bệnh gout, cơn đau sẽ xuất hiện ở những khớp xương khắp cơ thể, tùy vào mức độ bệnh nó lại có những biểu hiện khác nhau:



Ở giai đoạn đầu, tại các khớp thường có triệu chứng sưng nhẹ, đau tại các khớp ngón chân, đặc biệt là ngón chân cái, ngón tay. Cơn đau thường diễn ra vào ban đêm và kéo dài trong khoảng vài giờ đồng hồ mà nguyên nhân chủ yếu có thể là do bạn vừa sử dụng rượu bia hoặc những đồ ăn có hàm lượng đạm lớn.

Bệnh nhân gout giai đoạn đầu cũng xuất hiện tình trạng da căng bóng, sưng đỏ vùng khớp hoặc cũng có thể xuất hiện sốt, lạnh về đêm. Vì vậy để tránh những triệu chứng bệnh gout, khi bị bệnh này bạn nên hạn chế dùng đầu ăn chứa nhiều đạm và có cho mình chế độ ăn uống khoa học.

Ở giai đoạn nặng hơn, cơn đau bệnh gout sẽ kéo dài hơn có thể vài tuần và xuất hiện các cục tophia ngoài da. Nếu không khắc phục kịp thời ở giai đoạn này có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, phát sinh một số căn bệnh như suy thận, teo cơ,…

Khi ở giai đoạn nặng, bệnh gout không chỉ đau ở chi trên, chi dưới mà nó kéo dài những cơn đau ở khắp cơ thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, khi có bất kì các dấu hiệu đau khớp do gout nào bạn cần đến các cơ thể y tế để thăm khám và kiểm tra nhằm khắc phục bệnh sớm nhất để đẩy lùi bệnh tật.

Hy vọng bài viết có thể cung cấp thêm cho bạn đọc những thông tin bổ ích, chúc bạn có thêm sức khỏe và nhiểu niềm vui trong cuộc sống.

Bệnh gai xương bánh chè điều trị ra sao?

Gai xương bánh chè bắt đầu với một chồi xương nhỏ nhô lên khỏi khớp gối và phát triển dần. Đây là hệ quả của sự tính tụ canxi vùng xương bánh chè để đắp vào một vị trí thương tổn sẵn có. Tình trạng này thường gặp ở bệnh nhân có các thương tổn vùng khớp gối, tạo khoảng trống cho canxi tự do lắng đọng vào.


Gai xương bánh chè là một trong những thương tổn xảy ra ở khớp gối của bệnh nhân. Bệnh phổ biến ở người cao tuổi do quá trình lão hóa xương khớp gây ra. Tuy nhiên những người trong độ tuổi trung niên cũng đang có tỷ lệ mắc bệnh gai xương bánh chè tăng dần.

Khi gai xương phát triển, bạn có thể gặp phải tình trạng khô dịch khớp, đau nhức khi cử động, nguy cơ thoái hóa khớp, bào mòn mô sụn khớp,… Bệnh nhân bị gai cột sống có các triệu chứng đau nhức, vận động khó và nguy cơ khô dịch khớp.


Bệnh gai xương bánh chè điều trị ra sao?


Có 2 cách phổ biến để điều trị các bệnh xương khớp, trong đó có bệnh gai xương bánh chè. Đó là điều trị nội khoa và ngoại khoa.

Điều trị nội khoa chủ yếu dùng các loại thuốc như: các thuốc hỗ trợ , thuốc giảm đau, các thuốc chống viêm không steroid,… Đối với các thuốc này cần sử dụng theo đúng chỉ định vì hầu hết chúng có thể gây ra tác dụng phụ ngoài ý muốn, nhất là gây ảnh hưởng đến dạ dày.

Điều trị ngoại khoa thường áp dụng đối với các trường hợp nặng, có thể diễn tiến nguy hiểm đối với sức khỏe của bệnh nhân.

Phẫu thuật là phương pháp giúp loại bỏ nhanh chóng các gai xương bánh chè và giúp phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân. Mặc dù vậy, các gai này vẫn có thể mọc trở lại. Bệnh nhân cũng có nguy cơ gặp các biến chứng hậu phẫu.

Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ giúp ích cho cuộc sống của bạn. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe.

Chữa đau thắt lưng dưới bằng thuốc nam

Đau thắt lưng do nhiều nguyên nhân gây ra và có thể trở thành mạn tính hoặc dẫn đến nguy cơ mắc nhiều căn bệnh xương khớp khác nếu người bệnh chủ quan, không chữa trị dứt điểm.


Đau lưng dưới hay còn gọi là đau thắt lưng là triệu chứng phổ biến của căn bệnh về xương khớp. Tình trạng này xuất hiện khi cột sống vùng thắt lưng hoạt động với tần suất lớn và biên độ rộng hơn so với các đoạn cột sống khác. Bệnh này thường khu trú, không lan, rất hay tái phát khiến cột sống bị hạn chế vận động.

Nguyên nhân gây đau lưng dưới


• Do tính chất công việc:
Những người thường xuyên làm các công việc nặng như khuân vác, kéo, đẩy vật nặng hay các công việc văn phòng thường xuyên đứng, ngồi một chỗ, ít di chuyển cũng dễ bị đau lưng.

• Nằm, ngồi, đi, đứng sai tư thế, béo phì :
Những người thường xuyên nằm, ngồi sai tư thế hay tư thế đi, đứng bị gù vẹo, không thẳng, người bị béo phì khiến cột sống thắt lưng phải chịu 1 áp lực lớn, gây đau thắt lưng.

• Tập thể dục hoặc chơi thể thao quá mức:
Tập thể dục hay chơi thể thao nhiều quá mức, hoạt động vùng thắt lưng liên tục cũng dễ dẫn đến những cơ đau cho người bệnh.

• Do thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống:
Thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân làm xuất hiện các cơn đau thắt lưng. Lúc này, đĩa đệm bị thoái hóa, chất nhầy bị thoát ra ngoài chèn ép các dây thần kinh cột sống gây ra những cơn đau hoặc đau thần kinh tọa.

• Phụ nữ mang thai:
Phụ nữ mang thai giai đoạn cuối củng thường phải gặp những cơn đau thắt lưng do cột sống phải chịu 1 lực lớn từ bào thai.

• Do mắc các bệnh mạn tính:
Viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp, lao cột sống, bệnh tiết niệu, sinh dục, bệnh tim mạch, bệnh dạ dày, ruột hay các khối u trong ổ bụng cũng là nguyên nhân gây ra các cơn đau thắt lưng.

Triệu chứng đau lưng dưới


Tùy thuộc vào các nguyên nhân khác nhau mà đau lưng dưới có thể gây ra một loạt các triệu chứng khác nhau. Người bị đau lưng dưới thường có các triệu chứng như:

• Xuất hiện các cơn đau dai dẳng, kéo dài.
• Ruộc và bàng quan có dấu hiệu rối loạn chức năng khá nghiêm trọng.
• Người bệnh bị sốt, sút cân không rõ nguyên nhân.
• Tình trạng tê hoặc yếu ngày càng trở nặng.
• Những cơn đau kéo đến khi ngồi hay vặn, uốn người.
• Nếu đau lưng kèm viêm khớp thì người bệnh có những cơn đau dữ dội mỗi khi cử động.
• Lưng hay bị co cứng và đau vào buổi sáng, các khớp xương khác cũng có dấu hiệu sưng đỏ hoặc đau.
• Cơn đau từ thắt lưng ngày càng lan xuống dưới 2 chân, ống chân dưới tê và đau lan rộng.

Đau lưng dưới gồm có đau cấp tính, tái phát và mạn tính. Hầu hết các triệu chứng của đau lưng dưới là đau cấp tính và sẽ giảm trong vài tuần. Tuy nhiên, bệnh có thể trở thành mãn tính nếu kéo dài không điều trị hợp lý.


Cách chữa trị bệnh đau lưng dưới bằng thuốc nam:


Bài thuốc 1: Lấy lá ngải cứu tươi đem xào nóng với dấm, bọc trong túi vải rồi đắp vào chỗ thắt lưng bị đau.

Bài thuốc 2: Lấy khoảng 2m dây mướp tươi đem xắt mỏng. Sắc với nước uống 2-3 lần/ ngày.

Bài thuốc 3: Sắc 30g cẩu tích với nước uống mỗi ngày 1 thang trị đau lưng dưới do hàn thấp hiệu quả.Bài thuốc 4: Sắc 12g hạt hẹ và 15g vỏ gừng với nước uống mỗi ngày 1 thang. Chia làm 2-3 lần uống trong ngày.

Bài thuốc 5: Lấy 60g hạt mướp tươi đem giã nát và đắp vào huyệt mệnh môn, thay thuốc mỗi ngày 1 lần.



Bài thuốc 6: Cho 30g đậu đỏ, 12g xơ mướp và 10g củ hành ta vào ấm sắc với nước. Mỗi ngày uống 1 thang, chia làm 2 lần.

Bài thuốc 7: Sắc 30g rễ cây lâu, 30g vỏ quả bí ngô già và 15g nhân trần lấy nước uống 2-3 lần trong ngày, mỗi ngày 1 thang.

Bài thuốc 8: Lấy 40g hạt bông, 20g hành củ và 10g lá tía tô đem sắc uống trong ngày. Mỗi ngày sắc 1 thang chia uống 3 lần.

Bài thuốc 9: Sắc 20g rễ cà với 6g gừng khô uống trong ngày.

Bài thuốc 10: Cho 1 g trà xanh và 5g bột vừng chín vào 0,5 lít nước sôi chia uống 3 lần trong ngày.
Đau lưng dưới có thể điều trị bằng nhiều phương pháp như xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt, vật lý trị liệu, dùng thuốc đặc trị hay phẫu thuật đối với trường hợp đau lưng dưới do thoát vị đĩa đệm hay thoái hóa cột sống… Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sử dụng các bài thuốc nam từ dân gian cũng mang đến hiệu quả cao.

Hy vọng những kiến thức được cung cấp qua bài viết có thể giúp bạn đọc nhiều hơn trong quá trình bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. Chúc bạn vui khỏe.

Đau mắt cá chân ảnh hưởng thế nào ?

Nếu không được điều trị có thể gây viêm nhiễm dẫn đến thoái hóa khớp cổ chân, khiến người bệnh đau nhức dữ dội mỗi khi hoạt động quá mức và cơn đau giảm dần khi người bệnh nghỉ ngơi. 

Do chấn thương khi chơi thể thao hoặc do tác động mạnh làm bong gân ở vị trí mắt cá chân khiến mắt cá chân bị tổn thương dẫn đến đau mắt cá chân. 

Không những thế, khi khớp cổ chân đau sẽ kéo theo đau vùng chân kéo dài đến đau mắt cá chân. Vì thế đau mắt cá chân có thể là một trong những biểu hiện của thoái hóa khớp cổ chân.

Thừa cân, béo phì làm trọng lượng cơ thể trở nên quá tải khiến các dây chằng cổ chân mất thăng bằng và yếu dần khi bị chèn ép trong thời gian dài dẫn đến đau mắt cá chân.

Yếu tố sai lệch trục cổ chân: hay được cho là yếu tố di truyền. Đây là cấu trúc nối kết các trục xương hông – xương đùi – khớp gối – cẳng chân – khớp cổ chân – bàn chân với nhau, khi di chuyển sẽ tạo ra tác động lực phân bố không đồng đều, dễ dẫn đến cơn đau mắt cá chân khi vận động hay đi đứng nhiều.

Các tác động của đau mắt cá chân đến sức khỏe người bệnh



Mắt cá chân là vị trí tập hợp nhiều gân và nhiều khớp nhỏ, vì thế việc điều trị đau mắt cá chân của người bệnh còn gặp nhiều khó khăn. Đau mắt cá chân tác động lớn đến đời sống và việc di chuyển của người bệnh

Trước tiên các cơn đau nhức chân sẽ khiến người bệnh cảm thấy đau đớn: khi bị đau mắt cá chân người bệnh sẽ có cảm giác đau âm ỉ ở vùng mắt cá chân đồng thời vùng mắt cá chân bị tổn thương, sưng tấy và nhức nhối khó chịu, việc đi lại cảm thấy khó khăn, số lượng các cơn đau tăng lên và các cơn đau sẽ dữ dội khi người bệnh vận động.

Đau mắt cá chân khiến người bệnh không thể chơi các môn thể thao yêu thích vì nếu người bệnh đau mắt cá chân càng hoạt động nhirug thì sẽ khiến người bệnh càng đau đớn. Ngoài ra, việc đi lại của người bệnh không được linh hoạt so với trước khi bị đau mắtcá chân

Đau mắt cá chân sẽ làm thay đổi tư thế và dáng làm cho người bệnh khi đi phải kiễng chân hoặc co chân lên nhằm giảm bớt đau đớn. 

Điều này đã làm dáng đi của người bệnh thay đổi, đi lại không được tự nhiên, thậm chí vùng đau mắt cá chân có thể lan rộng ảnh hưởng lên các phần khác như đầu gối và hông

Triệu chứng của giãn dây chằng đầu gối

Giãn dây chằng đầu gối đa phần là do những tổn thương tức thời do ngã, vận động mạnh gây ra. Thông thường bệnh có một số triệu chứng sau:

Giãn dây chằng đầu gối chủ yếu gây nên những cơn đau gối, khó vận động khiến người bệnh đôi khi chỉ nhầm tưởng đây chỉ là một căn bệnh về xương khớp thông thường. Dưới đây là một số triệu chứng cơ bản của chứng giãn dây chẳng đầu gối mà bạn cần nắm được.

Các triệu chứng cảnh báo giãn dây chằng đầu gối

Thời gian đầu bệnh nhân sẽ gặp phải dấu hiệu đau nhức đầu gối, cơn đau kéo dài và khớp đầu gối có thể sưng lên làm ảnh hưởng tới khả năng vận động.

Thời gian sau khoảng 2-3 tuần thì lúc này các dấu hiệu đau nhức đã không còn, tuy nhiên lại xuất hiện hiện tượng teo cứng cơ ở phía trước đầu gối. Nếu như các cơ tại đầu gối khỏe mạnh thì người bệnh sẽ không gặp phải tình trạng lỏng gối do các cơ đã bù lại chức năng của dây chằng.

Triệu chứng của giãn dây chằng đầu gối
Triệu chứng của giãn dây chằng đầu gối


Tuy nhiên hầu hết trường hợp bị giãn dây chằng đều bị lỏng khớp gối do mâm chày không có gì giữ cố định nên sẽ bị bán trật ra ngoài gây đau. Điều trị đau vai gáy PCC Tphcm http://coxuongkhoppcc.com/dieu-tri-dau-vai-gay-tai-tp-hcm.html

Nếu để bệnh không được điều trị kịp thời gối sẽ bị hư do tình trạng thoái hóa sụn gây ra. Lúc này mâm chày bị bán trật nhiều lần và lúc này gối sẽ đau thường xuyên khi đi lại.
Xét nghiệm chuẩn đoán giãn dây chằng đầu gối

Xét nghiệm chuẩn đoán giãn dây chằng thường dùng phương pháp chụp X-Quang chỉ có tể phát hiện trường hợp đứt dây chằng hoặc giãn dây chằng có giật ra 1 miếng xương nhỏ, còn trường hợp giãn thông thường thì chụp x-quang khó mà phát hiện được giãn dây chằng.

Vì thế việc chuẩn đoán chính xác tình trạng giãn dây chằng thường được kết hợp với việc ép đẩy mâm chày ra trước hoặc ra sau có thể gián tiếp cho chẩn đoán đứt dây chằng và phân mức độ lỏng lẻo ra trước hoặc sau của mâm chày. Bác sĩ sẽ kiểm tra những triệu chứng thông thường để phát hiện chính xác bệnh nhất và có các cách điều trị bệnh cụ thể thích hợp nhất.

Được tạo bởi Blogger.